Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

Cách tốt nhất chữa rối loạn nội tiết tố sau sinh từ SLady

vào lúc tháng 12 11, 2020 0 nhận xét

Sau sinh bị rối loạn nội tiết tố là tình trạng rất nhiều bà mẹ gặp phải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc, chăm con… Mẹ bị mệt mỏi, mất ngủ, sinh lý suy giảm, âm đạo khô hạn, không có hứng thú với chuyện chăn gối…. Vậy có giải pháp nào không? 

Mẹ 9X kêu trời vì rối loạn nội tiết tố sau sinh

Không biết các chị có như em không, sinh xong cảm giác bản thân xuống cấp thậm tệ. Chưa nói đến việc ngoại hình xấu xí, đầu bù tóc rối bời, quần áo nặng mùi hơi sữa, nước tiểu của con…. Sức khỏe của bản thân cũng không được như trước, yếu, tóc rụng nhiều, chân tay lạnh, hay mất ngủ, mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt.


Nguy hiểm hơn cả là giờ em lại không thiết tha chuyện chăn gối với chồng nữa. Chẳng hiểu sao trước rất hợp mà giờ đẻ đái xong chỗ ấy khô hạn, quan hệ đau rát, khó chịu vô cùng. Dần dần em chả còn hứng thú nữa, toàn tìm cách trốn tránh. 


Nhiều người nói sinh xong ai cũng vậy, để 1 thời gian rồi tự hết mà em lo quá. Nhỡ kéo dài lâu ngày, chồng em bồ bịch, gái gú bên ngoài thì hỏng hết. 

(Thủy 27 tuổi)

Chuyên gia tư vấn giải pháp cân bằng nội tiết tố từ SLady     

Bạn Thủy thân mến! Tâm trạng của bạn cũng là tình trạng chung của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh con. Nguồn gốc của vấn đề chính là sự rối loạn nội tiết tố, cụ thể hơn là sự suy giảm của estrogen để hormone prolactin tăng lên, kích thích sản sinh sữa mẹ. Từ đó, dẫn đến hàng loạt vấn đề: âm đạo khô hạn, suy giảm ham muốn, kinh nguyệt rối loạn, mất ngủ, stress….


Vì vậy, cách tốt nhất là cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, bổ sung estrogen để giải quyết triệt để vấn đề. Chúng tôi khuyên chị em nên chọn các phương pháp bổ sung tự nhiên, từ các loại thảo dược hoặc thông qua chế độ ăn uống (cách này mất nhiều thời gian).


Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm viên uống SLady đang được rất nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Với cơ chế kích thích sản sinh estrogen tự nhiên để cân bằng với lượng sẵn có, giúp điều hòa nội tiết tố. Chị em sẽ không phải lo lắng về vấn đề thiếu hụt hay “no ảo” hormone như phương pháp bổ sung bằng estrogen tổng hợp.


SLady cho hiệu quả sử dụng sau 2 - 4 ngày giúp giảm stress, ăn ngon, ngủ ngon. Sau 5 - 7 ngày thì sinh lý tăng dần qua ham muốn, âm đạo ẩm ướt, quan hệ đỡ đau rát. Sau 15 ngày thì da sáng mịn, nội tiết tố được cân bằng ở mức ổn định.

Viên uống SLady điều trị rối loạn nội tiết tố sau sinh

Thông tin chi tiết về sản phẩm SLady

CÔNG TY CỔ PHẦN TUỆ MINH IAT.,JSC

Địa chỉ 1: Số 5, Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.

Địa chỉ 2: Số 164, Đường Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 0962 700 008.

Email: contact@slady.vn

Website: https://slady.com.vn/

GPQC số: 00887/2018/ATTP-XNQC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

6 triệu chứng tắc sữa từ nhẹ đến nặng mẹ phải biết

vào lúc tháng 2 26, 2018 0 nhận xét
Tắc sữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến áp xe, hoại tử vú rất nguy hiểm. Nhận biết sớm các triệu chứng tắc sữa sẽ hạn chế được các tình huống xấu xảy ra cho người mẹ.

Tắc sữa cũng giống như tất cả các vấn đề khác về sức khỏe, nó bắt đầu với một vài dấu hiệu nhẹ, sau đó ngày càng tiến triển nặng hơn. Về cơ bản, chúng ta có thể nhận biết người mẹ bị tắc sữa thông qua 6 triệu chứng điển hình cho 6 cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:

Triệu chứng tắc sữa 1: Nóng bầu ngực


Triệu chứng này xuất hiện đột ngột, phổ biến nhất vào buổi sáng khi người mẹ vừa thức dậy. Một hoặc hai bên bầu ngực trở nên nóng ran, cảm giác căng cứng gần giống như tình trạng căng sữa lúc mới sinh con được 2 – 3 ngày. Lúc này, cơ thể người mẹ cũng có thể sốt nhẹ hoặc không.


triệu chứng tắc sữa

Triệu chứng tắc sữa 2: Sữa không ra được, bầu ngực sưng to


Ngay sau khi thấy bầu ngực nóng lên, dấu hiệu tắc tia sữa bắt đầu diễn ra, rất nhanh chóng. Mặc dù tuyến sữa vẫn không ngừng hoạt động, nhưng dùng tay nặn hoặc máy hút không thấy sữa chảy ra ngoài do bị tắc nghẽn ở một đoạn đường đi nào đó. Cảm giác ở bầu ngực lúc này thật sự rất khó chịu và đau đớn.

Triệu chứng tắc sữa 3: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi


Các triệu chứng 1 và 2 khiến cho cơ thể xảy ra phản ứng sốt, đó là lý do gần như 100% mẹ bị sốt cao sau 3 ngày bị tắc tia sữa. Sốt cao, không ăn uống được, cơ thể lúc nào cũng nóng ran, đau đớn khiến người mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Triệu chứng tắc sữa 4: Sữa vón cục, nổi hạch


Sau khoảng 3 ngày, sữa mẹ không thoát được ra ngoài khiến chúng bị đông đặc lại và vón thành từng cục. Dùng tay sờ vào có thể thấy rõ từng cục sữa lổn nhổn. Kèm theo đó là triệu chứng tắc sữa nổi hạch ở nách (mặc dù không gặp ở tất cả các mẹ). Đến lúc này, cơ thể người mẹ vẫn sốt cao và đau đớn bầu ngực.

 

Triệu chứng tắc sữa 6: Chảy mủ, chảy máu


Sau 2 – 3 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện các cục sữa đông, chúng sẽ dần dần hóa mủ khiến bầu ngực bớt sưng, sờ vào không còn thấy hoặc thấy rất ít cục sữa lổn nhổn. Thế nhưng tại đầu vú lại thấy mủ hoặc máu chảy ra. Đến giai đoạn này, người mẹ rất có thể đã bị áp xe vú, nếu không đến bệnh viện chích áp xe kịp thời có thể phải cắt bỏ một phần ngực vì hoại tử vú.

Các triệu chứng tắc sữa thường tiến triển rất nhanh, chỉ sau một tuần là đã có thể chuyển nặng. Vì vậy ngay từ khi thấy các triệu chứng “nhen nhóm”, hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Nhận biết sữa không đủ cho bé theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương

vào lúc tháng 2 22, 2018 0 nhận xét
Làm sao để mẹ nhận biết sữa không đủ cho bé? Bé đòi bú nhiều hơn có phải là mẹ thiếu sữa không? Bé tăng cân chậm có phải do mẹ không đủ sữa?

Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, vì thế mà vấn đề không đủ sữa cho bé luôn là nỗi ám ảnh lớn của chị em phụ nữ. Vì vậy, nhận biết chính xác mình có đang thiếu sữa hay không có thể giúp mẹ nhanh chóng tìm được giải pháp khắc phục.

Những dấu hiệu khiến mẹ nhầm tưởng mình không đủ sữa


Bầu sữa có vẻ bớt căng hơn


Sau khi sinh con được từ một đến vài ngày, sữa mẹ sẽ bắt đầu xuống nhiều khiến bầu ngực trở nên căng tức, có khi bé chưa bú nhưng sữa mẹ đã rỉ ướt áo rồi. Điều này xảy ra do nhu cầu bú mẹ của trẻ sơ sinh còn ít, trong khi tuyến sữa chưa nhận biết được nhu cầu đó nên thường tiết ra một lượng sữa lớn hơn, khiến sữa có vẻ dư thừa.

Sau này, tình trạng căng tức, rỉ sữa bắt đầu giảm xuống. Đó không phải là mẹ không đủ sữa cho bé, mà chỉ là bé đã bú nhiều hơn và tuyến sữa đã biết tiết ra một lượng sữa phù hợp với nhu cầu bú mẹ của con.

nhận biết sữa không đủ cho bé

Bé bú mẹ nhanh hơn


Bé bú mẹ nhanh hơn, lực mút mạnh và nuốt sữa nhanh hơn không phải do mẹ thiếu sữa, mà là do kỹ thuật bú của bé ngày càng giỏi, khiến lực mút trở nên mạnh mẽ, kết quả là bé cần ít thời gian bú mẹ hơn lúc mới sinh.

Bé tăng cân không đủ có phải mẹ thiếu sữa?


Bé tăng cân chậm có thể do bú mẹ không đủ, nhưng cũng có thể do cơ địa hấp thu của bé chưa tốt. Nếu như bé chậm tăng cân mà kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì cha mẹ nên nghi ngờ và đưa bé đi gặp bác sĩ để biết được bé có mắc bệnh gì hay không.

 

Nhận biết sữa không đủ cho bé một cách chính xác


Kích thước bầu ngực không thay đổi sau 3 ngày sinh con


Như đã nói, sau từ một đến vài ngày sữa mẹ đã bắt đầu xuống và làm bầu ngực của người mẹ to hơn, căng hơn và cảm thấy hơi khó chịu. Nếu sau 3 ngày mà kích thước bầu ngực không thay đổi thì tức là sữa chưa xuống và nguy cơ mẹ không đủ sữa cho bé là rất cao.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn đi ngoài dưới 2 lần/24 giờ


Thông thường trẻ mới sinh nếu được bú mẹ hoàn toàn sẽ đi nhẹ ít nhất 6 lần/ngày vì thành phần sữa mẹ chủ yếu là nước, đi nặng khoảng 2 – 3 lần/giờ. Bé càng lớn thì số lần đi nặng sẽ giảm xuống khoảng 1 lần/ngày. Nếu mẹ thấy bé sơ sinh đi nặng dưới 2 lần/24 giờ, không táo bón thì có thể là do bé bú mẹ không đủ.

Bé bú mẹ xong nhưng bụng không no


Mẹ có thể nhận biết mình không đủ sữa cho bé thông qua việc quan sát bụng của con sau cữ bú. Nếu bụng bé không căng, bé có vẻ vẫn đói trong khi sữa trong bầu đã cạn thì có nghĩa là mẹ không đủ sữa cho con bú rồi.

Mẹ không đủ sữa cho bé có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, thế nhưng nếu không khắc phục ngay có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn mà điển hình nhất là mất sữa. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc gì về sữa mẹ, hãy để lại số điện thoại ngay dưới phần comment của bài viết để được tư vấn miễn phí nhé.

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Thuốc lợi sữa nào tốt nhất hiện nay?

vào lúc tháng 2 03, 2018 0 nhận xét

Trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại thuốc lợi sữa khác nhau, vậy làm sao để mẹ biết được loại thuốc lợi sữa nào tốt nhất?

Thuốc lợi sữa là giải pháp kích sữa về nhanh, một số loại còn có khả năng giúp sữa đặc và thơm ngon hơn nhờ chuyển hóa thêm chất dinh dưỡng vào sữa mẹ. Thế nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể chọn được một loại thuốc thật sự lợi ích và an toàn.


thuốc lợi sữa nào tốt nhất

Có những thuốc lợi sữa nào hiện nay?


1. Thuốc lợi sữa dân gian


Chủ yếu là từ các loại thảo dược quen thuộc trong vườn nhà như chè vằng, lá mít, lá đinh lăng.

Ưu điểm:

· Nguyên liệu dễ kiếm, rất dễ thực hiện, hầu hết chỉ cần đun nước uống.

· Khá an toàn với sức khỏe, không tác động xấu đến cả người mẹ và em bé.

· Có tác dụng nếu như kiên trì thực hiện.

Nhược điểm:

· Mất nhiều thời gian sắc uống, phải sử dụng liên tục nhiều ngày.

· Sữa có thể về nhiều hơn khi sử dụng, khi ngưng dùng thì sữa lại ít đi.

2. Thuốc lợi sữa Tây y


Bao gồm một số loại thuốc an thần mạnh có tác dụng đối kháng dopamine gây tăng hormone tiết sữa prolactin, thuốc lợi sữa domperidone và metoclopramide cũng được dùng để tăng tiết prolactin.

Ưu điểm:

· Thuốc ở dạng viên nên rất dễ sử dụng, chỉ cần uống trực tiếp với nước.

· Tác dụng rất nhanh.

Nhược điểm:

· Thuốc an thần mạnh có thể gây hại ngoại tháp, dẫn đến co giật, ưỡn người. Sử dụng thuốc ở nồng độ cao sẽ bài tiết qua sữa mẹ, gây hại cho trẻ. Bác sĩ không chỉ định dùng thuốc này để kích thích tiết sữa.

· Metoclopramide đi qua hàng rào máu não, gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh.

· Domperidone an toàn hơn Metoclopramide nhưng không tốt cho hệ tim mạch.

Bác sĩ chỉ chỉ định sử dụng các loại thuốc lợi sữa này khi tình huống quá bắt buộc, tuy nhiên trước đó cũng phải cân nhắc thật kỹ.

3. Thuốc lợi sữa Đông y


Bao gồm thuốc Nam (thuốc của Việt Nam) và thuốc Bắc (thuốc của Trung Quốc), nhưng đa phần được sử dụng là thuốc Nam vì giá thành rẻ hơn và nguồn gốc rõ ràng hơn.

Ưu điểm:

· Nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn với sức khỏe.

· Đa số các bài thuốc lợi sữa đều được kết hợp từ nhiều loại thảo dược, vì thế tác dụng nhanh hơn so với việc dùng các loại thuốc dân gian riêng lẻ.

Nhược điểm:

· Bài thuốc truyền thống dạng sắc uống khá mất thời gian, khiến các mẹ nảy sinh tâm lý e ngại khi sử dụng. Một số loại cô đặc thành dạng viên nhưng lại không được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn.

· Nhiều cơ sở bốc thuốc trên thị trường không có giấy phép, người mẹ nếu không cẩn thận có thể mua phải thuốc không lợi cũng không hại, hoặc nghiêm trọng hơn là mua phải thuốc rởm gây hại cho sức khỏe.

· Vấn đề dư thừa chất bảo quản trong thảo dược cũng rất đáng lo ngại.

 

Thuốc lợi sữa nào tốt nhất?


Trước khi xác định thuốc lợi sữa nào tốt nhất, chúng ta cần phải đưa ra các tiêu chí thế nào là thuốc tốt?

- Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên là tốt nhất, vì nguyên liệu thiên nhiên sẽ an toàn với sức khỏe của hai mẹ con hơn.

- Thuốc nên được bào chế thành dạng viên để tiện sử dụng vì mẹ chăm con không có nhiều thời gian rảnh.

- Thuốc phải được sản xuất dựa trên quy trình khép kín, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thuốc phải có giấy chứng nhận của Bộ Y tế.

- Thuốc đã được nhiều mẹ sử dụng và cho kết quả tích cực.

Vậy loại thuốc lợi sữa nào tốt nhất?


Hiện nay, viên uống lợi sữa Mabio là một trong số rất ít loại thuốc Nam lợi sữa đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên. Mẹ hoàn toàn có đủ lý do để tin tưởng và chọn Mabio cho bé yêu của mình.


Thuốc lợi sữa Mabio đáp ứng tiêu chí của một loại thuốc lợi sữa tốt

- Nguyên liệu từ 100% thảo dược của Việt Nam bao gồm: Cao chè vằng, cao hương phụ, cao tàu bay, cao ích mẫu, cao biển súc.

- Được bào chế thành dạng viên nén theo quy trình sản xuất của Công ty TNHH Dược Phẩm USAPHA đạt chuẩn GMP.

- Có giấy chứng nhận của Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm, xác nhận số 22862/2017/ATTP-XNCB.

- Hơn 20,000+ mẹ đã dùng để nhiều sữa, sữa thơm, mát, đặc hơn sau khi uống từ 4 - 6 ngày.

Cảm nhận của mẹ sau khi dùng viên lợi sữa Mabio


Mẹ Cao Trần Gia Linh: Đến hôm thứ 5 thì mình cảm giác sữa về nhiều hơn nhưng cũng chưa căng đâu. Còn bây giờ á, uống gần hết một hộp rồi, sữa lúc nào cũng căng. Bé nhà mình bú sữa xuống nhiều quá, ti no quá cứ dứt ra thôi. Lúc nào cái ngực mình cũng căng, mình phải cho bé hàng xóm ti giùm nữa đó.


Mẹ Cao Trần Gia Linh

Mẹ Tươi: Thật may, mình được chị cùng cơ quan tặng cho 1 hộp Lợi sữa Mabio. Dùng 2, 3 ngày đầu không thấy có dấu hiệu gì thay đổi, mình cũng hơi lo lắng. Trộm vía quá, sau khi dùng 5 ngày mình đã thấy có dấu hiệu tiến triển hơn.

Khi chưa sử dụng Mabio thì mình thấy sữa mình lỏng lắm. Bây giờ mình vắt ra bình thì thấy sữa đặc và sánh gần như sữa ông thọ luôn. Mặc dù mình không có thời gian vắt sữa vào ban ngày nhưng khi đi làm về, bé cứ bú là ra sữa.


Em bé bụ bẫm nhà mẹ Tươi

Mẹ Thảo: Lướt facebook vô tình thấy có mẹ giới thiệu sản phẩm lợi sữa Mabio. Trước giờ tôi không mấy tin vào những sản phẩm quảng cáo trên mạng, nhưng mà ít sữa quá không biết làm thế nào. Tôi nghĩ bụng thôi thì cũng cứ dùng thử xem sao. Tôi đặt mua 2 hộp theo liệu trình 1 tháng.

Sau khi sử dụng được gần 1 tuần vẫn chưa thấy lượng sữa cải thiện là bao, nhưng lỡ mua 2 hộp theo liệu trình rồi nên tôi vẫn cứ kiên trì uống tiếp. Thật may mắn, sang hôm sau tôi thấy sữa bắt đầu về nhiều hơn.

Khi sử dụng hết 1 hộp thì mỗi cữ tôi vắt được gần 300ml.


Em bé đáng yêu nhà mẹ Thảo

Rất rất nhiều mẹ khác đang tin tưởng Mabio, còn mẹ thì sao?

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. 

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Mabio bao gồm các thành phần Cao Biển Súc giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, tốt cho phụ nữ sau sinh; Cao Ích Mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh; Cao Hương Phụ giúp điều kinh, chữa viêm tử cung, tiêu hóa tốt; Chè Vằng giúp lợi sữa, giảm cân, chống viêm; Cao tàu bay giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn …

Chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, Mabio an toàn tuyệt đối cho sức khỏe mẹ và bé. Ngay cả khi mẹ không bị ít sữa vẫn nên sử dụng viên uống lợi sữa Mabio để giúp sữa mẹ đặc hơn, thơm hơn và mát hơn cũng như giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng thon gọn sau khi sinh.

Mẹ muốn đặt mua Mabio, mẹ đang có những băn khoăn về nuôi con bằng sữa mẹ, hãy liên hệ 0981 661 006 - 0942 008 004 để được tư vấn miễn phí!
 
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Nhận biết sớm 4 dấu hiệu, triệu chứng ít sữa

vào lúc tháng 1 30, 2018 0 nhận xét
Các triệu chứng ít sữa thường không rõ ràng, so với mất sữa hay tắc tia sữa thì tình trạng ít sữa khó nhận biết hơn rất nhiều.

Có thể mẹ chưa biết, ít sữa nếu không được khắc phục sớm sẽ nhanh chóng dẫn đến mất sữa, khiến em bé phải cai sữa mẹ khi chưa đủ tuổi. Nhưng mẹ đừng lo lắng, những triệu chứng dưới đây sẽ giúp mẹ biết được mình có đang bị ít sữa hay không.

4 triệu chứng ít sữa mẹ cần biết



Triệu chứng ít sữa

1. Bầu ngực nhũn và xẹp


Ít sữa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào sau khi người mẹ sinh con. Trong cả 2 trường hợp, triệu chứng ít sữa đều là bầu ngực không căng, hơi nhũn.

- Ít sữa ngay sau sinh: Sau khi sinh con từ 2 – 3 ngày, sữa non được bú hết là sữa trưởng thành sẽ về. Với hầu hết các mẹ thời gian này đều dư sữa cho con bú khiến cho bầu ngực luôn căng tròn, thậm chí không cần tác động nhưng sữa vẫn tự chảy ra ngoài. Vì vấy nếu sau 3 ngày sinh con mà mẹ không thấy kích thước bầu ngực thay đổi nhiều, hãy để ý xem mình có bị ít sữa không nhé.

- Ít sữa trong giai đoạn cho con bú: Vì một lý do nào đó mà lượng sữa tiết ra bỗng ít hơn thường ngày. Dấu hiệu này rất dễ nhận biết, mẹ chỉ cần quan sát sẽ thấy bầu ngực thấy xẹp hơn, nhũn hơn bình thường.

2. Bé bú nhanh, mẹ không nghe rõ tiếng con bú


Càng lớn, bé càng bú giỏi khiến cho thời gian bú mẹ dần rút ngắn lại. Thế nhưng nếu trong khi bé bú, mẹ không nghe thấy hoặc nghe không rõ tiếng bé nuốt sữa thì rất có thể đây là một trong những triệu chứng ít sữa.

 

3. Bé bú xong không căng bụng


Nếu bé nhà bạn không có thói quen bú lắt nhắt thì sau khi bú mẹ, bụng bé thường no căng, tròn. Trường hợp bé đã bú mẹ nhưng bụng vẫn xẹp, bé có vẻ vẫn còn đang đói mà bầu sữa của mẹ đã cạn thì có nghĩa là mẹ ít sữa cho con bú rồi.

4. Bé đi vệ sinh ít hơn bình thường


Trẻ được bú mẹ đầy đủ thường đi vệ sinh từ 1 – 2 lần/ngày, đi tiểu ít nhất 6 lần/ngày vì thành phần của sữa mẹ chủ yếu là nước. Bé đi tiểu ít hơn chứng tỏ bé bú không đủ, mẹ ít sữa.


Ngay khi thấy 4 dấu hiệu ít sữa này, mẹ cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục như tăng cường dinh dưỡng từ các loại thực phẩm, uống đủ nước và uống bổ sung viên uống lợi sữa Mabio. Nếu để tình trạng ít sữa kéo dài, bé nhà bạn sẽ có nguy cơ bị còi xương, chậm lớn, ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của bé sau này.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Mabio bao gồm các thành phần Cao Biển Súc giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, tốt cho phụ nữ sau sinh; Cao Ích Mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh; Cao Hương Phụ giúp điều kinh, chữa viêm tử cung, tiêu hóa tốt; Chè Vằng giúp lợi sữa, giảm cân, chống viêm; Cao tàu bay giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn … Chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, Mabio an toàn tuyệt đối cho sức khỏe mẹ và bé. Ngay cả khi mẹ không bị ít sữa vẫn nên sử dụng viên uống lợi sữa Mabio để giúp sữa mẹ đặc hơn, thơm hơn và mát hơn cũng như giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng thon gọn sau khi sinh.

  Nguồn: tangsua.blogspot.com
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Nhận biết sớm triệu chứng mất sữa đột ngột và mất sữa từ từ

vào lúc tháng 1 21, 2018 0 nhận xét
Mất sữa có hai dạng chính là mất sữa đột ngột và mất sữa từ từ. Mất sữa không gây nguy hiểm như tắc sữa, nhưng lại rất khó chữa nếu để quá lâu. Tìm hiểu và nhận biết sớm các triệu chứng mất sữa có thể giúp người mẹ chủ động tìm được biện pháp khắc phục.

3 triệu chứng mất sữa điển hình


Trường hợp 1: Triệu chứng mất sữa đột ngột


Mất sữa đột ngột là hiện tượng người mẹ đang cho con bú bình thường bỗng dưng bị mất sữa. Nguyên nhân thường là do mẹ ăn phải các thực phẩm gây mất sữa hoặc sử dụng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến tuyến sữa.

Tham khảo danh sách các thực phẩm gây mất sữa tại: https://mabio.vn/7-thuc-pham-gay-mat-sua-me-sau-sinh/


triệu chứng mất sữa

Triệu chứng mất sữa đột ngột không có sự báo trước, chúng xảy ra bất ngờ tại một thời điểm nào đó với các biểu hiện:

· Bầu ngực xẹp

· Sờ vào thấy rất nhũn, không đau

· Nặn/hút không thấy ra sữa hoặc cố gắng cũng chỉ nhỏ được 1, 2 giọt.

Trường hợp 2: Triệu chứng mất sữa từ từ


Đúng như với tên gọi của nó, mất sữa từ từ thường diễn ra chậm chạp, có nhiều dấu hiệu báo trước nhưng nếu không để ý, người mẹ rất khó nhận ra. Nguyên nhân của mất sữa từ từ rất đa dạng, có thể là do tâm lý, chế độ ăn uống hoặc bệnh lý nào đó.

- Giai đoạn ít sữa: Trước khi bị mất sữa, người mẹ sẽ trải qua giai đoạn ít sữa. Lúc này, sữa vẫn tiết ra nhưng lượng giảm so với bình thường. Người mẹ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện:

· Bầu ngực mềm hơn bình thường

· Bé bú nhanh hơn, sau khi bú bụng không căng, no

· Bé đi vệ sinh ít hơn mọi ngày.

- Giai đoạn mất sữa: Từ giai đoạn ít sữa đến mất sữa có thể kéo dài vài ngày hoặc 1 tuần, tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Triệu chứng giai đoạn này thì rất rõ ràng:

· Bầu ngực rất xẹp

· Sờ vào thấy nhũn, không đau

· Vắt hoặc hút không còn thấy ra sữa

Sau khi nhận thấy các triệu chứng mất sữa, người mẹ phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân mình bị mất sữa để định hướng được biện pháp khắc phục. Trước đó, cũng đã có rất nhiều bài viết trình bày cụ thể về vấn đề này, mẹ có thể tham khảo tại: https://mabio.vn/tu-nhien-me-bi-mat-sua-phai-lam-sao-de-co-lai/

Chúc mẹ luôn có đủ sữa cho con bú!




Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

5 nguyên nhân tắc sữa phổ biến mẹ bắt buộc phải nhớ

vào lúc tháng 1 17, 2018 0 nhận xét
“Tắc sữa còn đau hơn đau đẻ” – đó là lời kể ám ảnh của rất nhiều mẹ đã từng trải qua cảm giác này. Vậy có phải ai cũng bị tắc sữa hay không? Nguyên nhân tắc sữa bắt nguồn từ đâu? Các mẹ hãy cùng tangsua.blogspot.com tìm hiểu 5 “thủ phạm” hàng đầu gây ra tình trạng này nhé!

Ăn nhiều móng giò có thể là nguyên nhân gây tắc sữa


Từ trước đến nay chúng ta vẫn mặc định móng giò là món ăn tốt nhất cho sữa mẹ, thậm chí có nhiều mẹ cả tháng trời ngày nào cũng phải ăn móng giò vì muốn có nhiều sữa cho con.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc người mẹ ăn món gì không có ý nghĩa bằng việc họ cảm thấy thế nào khi ăn những món đó. Điều này có nghĩa là ăn những món mà người mẹ thích thú, thấy ngon miệng và thoải mái sẽ giúp họ có nhiều sữa cho con bú hơn.


nguyên nhân tắc sữa

Nói riêng về móng giò, trong đó chữa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng chỉ cần ăn khi người mẹ thực sự muốn. Thúc ép họ ăn quá nhiều có thể gây ra cảm giác sợ hãi bữa ăn, lượng mỡ động vật trong móng giò tích tụ quá nhiều cũng khiến người mẹ bị béo phì, sữa mẹ đông chặt lại rồi tắc ứ trong các ống dẫn. Vì vậy nên ăn nhiều móng giò mới trở thành một trong những nguyên nhân tắc sữa.

 

Cho con bú không đúng cữ, thay đổi cữ bú đột ngột


Trẻ sơ sinh không thể bú đúng giờ, chúng có thể bú cả ngày lẫn đêm, miễn là khi nào thấy đói, nhưng nhìn chung cữ bú một ngày dao động trong khoảng 8 – 10 cữ.

Cho con bú đều đặn giúp người mẹ có nhiều sữa hơn, đồng thời “giải thoát” cho lượng sữa ứ đọng trong bầu ngực. Trường hợp người mẹ đột nhiên giảm cữ bú của con (ví thử như khi mẹ phải đi làm, cai sữa cho con), sữa vẫn tiếp tục tiết ra sẽ đông lại, vón cục và gây tắc tia sữa. Để khắc phục vấn đề này, người mẹ có thể dùng máy hút hoặc tay vắt sữa ra khỏi bầu ngực.

Không vắt sữa thừa sau khi cho con bú


Khi cho con bú, người mẹ nên cho bé bú hết một bên bầu ngực, sau đó chuyển sang bên còn lại. Nếu bé bú không hết thì phải dùng tay hoặc máy vắt bỏ sữa thừa. Kể cả bên ngực bé đã bú hết cũng vẫn còn sữa thừa đọng lại, mẹ có thể dùng tay vắt hết ra. Việc này giúp cho sữa không bị đọng lại trong ống dẫn, chúng sẽ không vón cục lại làm tắc đường đi của sữa vào những cữ bú sau. 


Sau khi vắt xong, người mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực một chút để ống dẫn sữa và tuyến sữa được khơi thông, đồng thời tăng khả năng tuần hoàn máu.

Vệ sinh kém là nguyên nhân tắc sữa


Khi em bé bú hoặc người mẹ hút sữa xong, sữa thừa vẫn còn đọng lại ở đầu ngực. Sữa này sau khi tiếp xúc với không khí sẽ bị ôi thiu, xuất hiện mùi chua và vón lại thành cục. Nó làm bít đường thoát ra của những ống dẫn sữa rất nhỏ ở đầu vú, và trở thành một trong những nguyên nhân tắc sữa điển hình.

Vì vậy, sau khi cho con bú hoặc vắt hút sữa, mẹ nhớ dùng khăn xô ướt vệ sinh sạch sẽ, sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn khô nhé.

Tâm lý căng thẳng của người mẹ gây tắc sữa


Mặc dù trên thực tế, tâm lý căng thẳng dễ làm người mẹ bị mất sữa hơn là tắc sữa, nhưng vẫn có một số trường hợp bị tắc sữa vì nguyên nhân này.

Nguyên nhân là do sự căng thẳng trong tâm lý làm ảnh hưởng đến các hormone tiết sữa, ức chế tuyến sữa và làm sữa đông lại thành từng cục. Do đó trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ hãy cố gắng giữ cho tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ.

Những người bị tắc sữa 1 lần rất dễ bị tắc sữa tái phát. Dựa vào những nguyên nhân tắc sữa này, mẹ hãy dự trù cho mình những biện pháp ngăn ngừa tắc sữa quay lại nhé!



Đọc tiếp »