Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Bác sĩ giải đáp: Bé sơ sinh nên ăn gì để khỏe mạnh, lớn nhanh?

vào lúc tháng 1 15, 2018 0 nhận xét

Thưa bác sĩ, em vừa sinh bé được 4 tháng, bé trai, bé cao 64 cm, nặng 6,4 kg, tháng vừa rồi bé chỉ tăng được 0,4kg, trong khi các bạn đồng trang lứa của bé đều đã trên 7 kg rồi. Xin hỏi bác sĩ là bé sơ sinh nên ăn gì để bé lớn nhanh hơn ạ? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, mặc dù có thừa sữa trữ trong tủ lạnh nhưng không hiểu sao con bú mẹ mà không tăng cân bằng các bạn bú sữa ngoài, em rất lo bé bị suy dinh dưỡng. Xin bác sĩ giải đáp giúp em!

Đào Thị Ngọc Hân, Hải Phòng


bé sơ sinh nên ăn gì

Trả lời


Chào em,

Chiều cao của bé nhà em như vậy là đúng tiêu chuẩn rồi, còn cân nặng thì thiếu khoảng 0,5 kg, nhưng đây cũng không phải là vấn đề đáng lo lắng.

Em cũng có chia sẻ là tháng vừa rồi bé chỉ tăng 0,4 kg, sức tăng cân như vậy là bình thường em nhé, vì trẻ sơ sinh chỉ tăng cân nhanh trong 1, 2 tháng đầu thôi (mỗi tháng khoảng 1 – 1,2 kg) từ tháng thứ 3 trở đi bé chỉ tăng khoảng 0,5 kg mỗi tháng, càng lớn thì bé sẽ càng tăng cân chậm.

Em có thắc mắc bé sơ sinh nên ăn gì, thì chúng tôi xin trả lời rằng chỉ cần bé bú sữa mẹ là đã đủ rồi. Hiện em đang cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là việc làm rất tốt cần duy trì cho đến khi bé được 6 tháng tuổi, ngoài ra không cần cho bé ăn thêm sữa ngoài hay bất cứ thực phẩm nào.

Các bạn đồng trang lứa của bé dùng sữa ngoài tăng cân nhanh hơn vì trong sữa ngoài chứa nhiều chất béo cùng các dưỡng chất hơn sữa mẹ, nhưng điều này không hề tốt cho nhu cầu của bé. Trong mọi trường hợp, sữa mẹ đều là lựa chọn số 1, em nên tự tin vào dòng sữa của mình nhé.

Việc em nên làm bây giờ là tăng cường dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của mình, trong đó cần đảm bảo đầy đủ rau xanh, hoa quả, thịt cá trứng sữa. Nếu muốn sữa đặc thơm hơn, em có thể bổ sung viên lợi sữa Mabio.

Khi nào bé bước sang tháng thứ 7, em có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bằng bột loãng, khoảng 1 – 2 cữ một ngày, nhớ là nấu loãng thôi, nếu không bé có thể không nuốt được hoặc bị táo bón. Sau đó, em tăng dần cữ ăn dặm cho bé, có thể đổi món cho bé bằng bột nấu với các loại thịt, rau củ quả để bổ sung vitamin và các dưỡng chất. Trong thời gian này, em vẫn nên cho bé bú xen kẽ sữa mẹ, bú càng nhiều càng tốt. Khi bé được 24 tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất để cai sữa.

Ngọc Hân thân mến, trên đây là câu trả lời về thắc mắc bé sơ sinh nên ăn gì của em.

Chúc hai mẹ con em luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

9 nguyên nhân hàng đầu gây ít sữa và biện pháp khắc phục hiệu quả

vào lúc tháng 1 11, 2018 0 nhận xét

Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nhưng có rất nhiều mẹ không đủ sữa cho con bú. Ít sữa không phải do ngực nhỏ mà là do tuyến sữa hoạt động kém. Nắm bắt được các nguyên nhân ít sữa sẽ giúp mẹ nhanh chóng tìm được biện pháp khắc phục.

9 nguyên nhân ít sữa và biện pháp khắc phục


1. Cho con bú ít


Nhiều mẹ ban đầu thấy mình ít sữa nên vì sợ con đói mà cho dùng ngay sữa công thức để bù đắp, còn sữa mẹ chỉ bú xen kẽ, có khi là xen kẽ rất ít. Việc này khiến cho hormone prolactin kích thích tiết sữa ngày một ít đi, kết quả là mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cho con bú. 

→ Biện pháp khắc phục: Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu, vì vậy cố gắng cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt, bất cứ khi nào bé có nhu cầu. 

2. Trẻ bú lắt nhắt trong mỗi cữ


Nếu mỗi cữ trẻ chỉ bú một chút thì cơ thể mẹ sẽ lầm tưởng là nhu cầu chỉ có như vậy và tự điều chỉnh tiết sữa ít đi.

→ Biện pháp khắc phục: Dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa thừa trong bầu ngực sau mỗi cữ bú của con.

nguyên nhân ít sữa

3. Sinh non, sinh mổ


Sinh non, sinh mổ cũng là một trong những nguyên nhân ít sữa khá phổ biến vì lúc này cơ chế tiết sữa của người mẹ chưa được hoàn thiện.

→ Biện pháp khắc phục: Đây là nguyên nhân mang tính khách quan mà người mẹ chỉ có thể khắc phục được bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và tăng cường cho con bú mẹ trực tiếp.

4. Dùng ti giả


Ti giả cứng hơn và có mùi khác với ti mẹ, nếu cho bé dùng quá nhiều có thể dẫn đến bỏ ti mẹ, bỏ bú mẹ và làm mẹ ít sữa.

→ Biện pháp khắc phục: Luôn ưu tiên cho trẻ bú mẹ trực tiếp nếu có thể.

5. Tinh thần căng thẳng, stress


Trạng thái tâm lý tiêu cực làm thay đổi hormone trong cơ thể, trong đó có prolactin kích thích tiết sữa. Căng thẳng quá lâu không chỉ là nguyên nhân ít sữa mà còn có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm.

→ Biện pháp khắc phục: Vận động nhiều, đi ra ngoài và trò chuyện, chia sẻ với mọi người thay vì chỉ ở lỳ trong phòng kín.

 

6. Chế độ ăn uống


Ăn uống thiếu chất, ăn phải các thực phẩm gây ít sữa như lá lốt, bắp cải, tỏi ớt, đồ uống có a, cafein đều có thể làm mẹ bị ít sữa.

→ Biện pháp khắc phục: Ăn uống đủ chất, lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả, thịt cá trứng sữa. Có thể bổ sung viên lợi sữa Mabio để tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ.

7. Bệnh lý


Điển hình nhất là các bệnh liên quan đến tuyến vú, phẫu thuật nâng ngực cũng là một lý do gây ít sữa sau sinh. Một số bệnh lý khác như thiếu máu, bệnh nội tiết cũng ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

→ Biện pháp khắc phục: Đi khám khi thấy các dấu hiệu khác thường để phát hiện, điều trị kịp thời.

liên quan đến tuyến vú, bệnh nội tiết, thiếu máu

8. Sót rau sau sinh


Sau khi sinh và nhau thai bong ra, estrogen sẽ giảm xuống để kích thích tuyến sữa tạo sữa. Nhưng khi bị sót rau, hàm lượng estrogen vẫn ở mưc cao khiến cho mẹ bị ít sữa.

→ Biện pháp khắc phục: Nếu sau sinh thấy đau bụng, chảy máu hay bất kỳ dấu hiệu nào cần phải được thăm khám để xác định xem có sót rau hay không.

9. Lạm dụng máy hút sữa


Máy hút sữa kích tuyến sữa làm việc nhiều hơn, nhưng tác dụng không thể bằng hành động ngậm mút núm vú của trẻ. Sử dụng máy hút sữa với lực mạnh có thể làm tổn thương bầu vú, làm giảm lượng sữa.

→ Biện pháp khắc phục: Nên dùng sau khi đã cho trẻ bú để hút hết sữa còn thừa ra ngoài.

Trên đây là 9 nguyên nhân ít sữa phổ biến nhất và biện pháp khắc phục. Chúc các mẹ luôn có đủ sữa cho con bú!

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Top 5 nguyên nhân mất sữa hàng đầu ở mẹ sau sinh

vào lúc tháng 12 29, 2017 0 nhận xét
Xác định nguyên nhân gây mất sữa là gì sẽ giúp mẹ tìm hướng giải quyết phù hợp, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mất sữa để lấy lại nguồn sữa mẹ dạt dào cho con. Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất sữa, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ muốn nhắc 5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất sữa. Đó là:

  
nguyên nhân mất sữa


1. Mất sữa do bệnh lý


- Mẹ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, thiếu máu,… cơ thể suy nhược, không đủ dưỡng chất để sản sinh sữa, dẫn đến tình trạng mất sữa.

- Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú và không được chữa trị kịp thời như viêm tắc sữa, ít sữa, áp xe vú, u xơ tuyến vú,…

- Mẹ từng thực hiện phẫu thuật ngực trước hoặc sau khi sinh.

- Mẹ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, bệnh trầm cảm sau sinh cũng gây ức chế sự hoạt động của tuyến vú tiết sữa.

2. Dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ


- Ăn phải thức ăn gây mất sữa: họ rau cải, lá lốt, măng, dưa muối, cây dâu,…

- Uống các chất kích thích như café, chất có cồn,…

- Ăn uống thiếu dưỡng chất khiến cơ thể không đủ năng lượng để sản sinh sữa. Mẹ không cần ăn sơn hào hải vị mà chỉ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hãy chọn những món ăn dân dã nhưng lợi sữa như đu đủ, mướp, giò heo, đậu xanh, cá,…

- Sử dụng thuốc chữa bệnh khi đang cho con bú cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa.

3. Mẹ bị mất sữa do tâm lý căng thẳng, tress, mệt mỏi sau sinh


- Nghỉ ngơi không hợp lý, căng thẳng khi nuôi con (nhất là với những mẹ sinh con lần đầu) khiến mẹ suy nhược dần.

- Mẹ lo lắng vì sợ không đủ sữa cho con hoặc lo lắng vì sữa chưa về hoặc quá ít. Càng lo lắng, căng thẳng mẹ càng mất sữa dần đi.

4. Ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh đẻ


- Trong quá trình mang thai nếu mẹ phải sử dụng thuốc chữa bệnh có thể là nguyên nhân gây mất sữa sau sinh.

- Trong quá trình sinh đẻ, mẹ sinh mổ có nguy cơ cao bị mất sữa, ít sữa sau sinh hơn do tác dụng của thuốc gây tê, sinh sớm,…

- Mẹ bị sót rau sau khi sinh.

- Những mẹ không được chăm sóc tốt về thể chất cũng như tinh thần khi mang thai có nguy cơ cao bị mất sữa sau khi sinh con.

5. Cho con bú không đúng cách


Hầu hết các mẹ đều mắc phải lỗi này sau khi sinh. Vậy, cho con bú đúng cách là như thế nào?

- Mẹ cho con bú (da kề da) ngay sau sinh càng sớm càng tốt giúp kích thích tuyến sữa hoạt động. Bỏ qua giai đoạn này mẹ không những ít sữa mà còn có nguy cơ bị tắc sữa non.

- Cho bé bú bình sớm: Bé bú mẹ sẽ kích thích sữa tiết ra đều đặn theo nhu cầu của con. Nhưng nếu mẹ thấy sữa ít và thay vào đó cho con ăn sữa ngoài hoặc bú bình sẽ là nguyên nhân khiến sữa mất dần đi.

- Không vắt hết sữa sau khi cho bé bú: Không vắt hết sữa ở 2 bầu ngực ra sau khi bé bú, tuyến sữa sẽ chỉ tiết lại số phần bị thiếu của “bình sữa mẹ’. Lâu dần nó sẽ thành phản xạ tự nhiên, kể cả bầu sữa mẹ có hết, tuyến sữa cũng chỉ tiết ra như những lần trước đó thôi.

- Vắt sữa, hút sữa sai cách: Sử dụng sai cách có thể khiến mẹ ít sữa và mất sữa.


Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu ra tại sao mình bị mất sữa. Tránh xa các nguyên nhân này sẽ giúp mẹ lúc nào cũng có sữa dồi dào cho con.

Chúc mẹ khỏe, bé bú no nê!


Đọc tiếp »