Hiển thị các bài đăng có nhãn tắc sữa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tắc sữa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

6 triệu chứng tắc sữa từ nhẹ đến nặng mẹ phải biết

vào lúc tháng 2 26, 2018 0 nhận xét
Tắc sữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến áp xe, hoại tử vú rất nguy hiểm. Nhận biết sớm các triệu chứng tắc sữa sẽ hạn chế được các tình huống xấu xảy ra cho người mẹ.

Tắc sữa cũng giống như tất cả các vấn đề khác về sức khỏe, nó bắt đầu với một vài dấu hiệu nhẹ, sau đó ngày càng tiến triển nặng hơn. Về cơ bản, chúng ta có thể nhận biết người mẹ bị tắc sữa thông qua 6 triệu chứng điển hình cho 6 cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:

Triệu chứng tắc sữa 1: Nóng bầu ngực


Triệu chứng này xuất hiện đột ngột, phổ biến nhất vào buổi sáng khi người mẹ vừa thức dậy. Một hoặc hai bên bầu ngực trở nên nóng ran, cảm giác căng cứng gần giống như tình trạng căng sữa lúc mới sinh con được 2 – 3 ngày. Lúc này, cơ thể người mẹ cũng có thể sốt nhẹ hoặc không.


triệu chứng tắc sữa

Triệu chứng tắc sữa 2: Sữa không ra được, bầu ngực sưng to


Ngay sau khi thấy bầu ngực nóng lên, dấu hiệu tắc tia sữa bắt đầu diễn ra, rất nhanh chóng. Mặc dù tuyến sữa vẫn không ngừng hoạt động, nhưng dùng tay nặn hoặc máy hút không thấy sữa chảy ra ngoài do bị tắc nghẽn ở một đoạn đường đi nào đó. Cảm giác ở bầu ngực lúc này thật sự rất khó chịu và đau đớn.

Triệu chứng tắc sữa 3: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi


Các triệu chứng 1 và 2 khiến cho cơ thể xảy ra phản ứng sốt, đó là lý do gần như 100% mẹ bị sốt cao sau 3 ngày bị tắc tia sữa. Sốt cao, không ăn uống được, cơ thể lúc nào cũng nóng ran, đau đớn khiến người mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Triệu chứng tắc sữa 4: Sữa vón cục, nổi hạch


Sau khoảng 3 ngày, sữa mẹ không thoát được ra ngoài khiến chúng bị đông đặc lại và vón thành từng cục. Dùng tay sờ vào có thể thấy rõ từng cục sữa lổn nhổn. Kèm theo đó là triệu chứng tắc sữa nổi hạch ở nách (mặc dù không gặp ở tất cả các mẹ). Đến lúc này, cơ thể người mẹ vẫn sốt cao và đau đớn bầu ngực.

 

Triệu chứng tắc sữa 6: Chảy mủ, chảy máu


Sau 2 – 3 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện các cục sữa đông, chúng sẽ dần dần hóa mủ khiến bầu ngực bớt sưng, sờ vào không còn thấy hoặc thấy rất ít cục sữa lổn nhổn. Thế nhưng tại đầu vú lại thấy mủ hoặc máu chảy ra. Đến giai đoạn này, người mẹ rất có thể đã bị áp xe vú, nếu không đến bệnh viện chích áp xe kịp thời có thể phải cắt bỏ một phần ngực vì hoại tử vú.

Các triệu chứng tắc sữa thường tiến triển rất nhanh, chỉ sau một tuần là đã có thể chuyển nặng. Vì vậy ngay từ khi thấy các triệu chứng “nhen nhóm”, hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

5 nguyên nhân tắc sữa phổ biến mẹ bắt buộc phải nhớ

vào lúc tháng 1 17, 2018 0 nhận xét
“Tắc sữa còn đau hơn đau đẻ” – đó là lời kể ám ảnh của rất nhiều mẹ đã từng trải qua cảm giác này. Vậy có phải ai cũng bị tắc sữa hay không? Nguyên nhân tắc sữa bắt nguồn từ đâu? Các mẹ hãy cùng tangsua.blogspot.com tìm hiểu 5 “thủ phạm” hàng đầu gây ra tình trạng này nhé!

Ăn nhiều móng giò có thể là nguyên nhân gây tắc sữa


Từ trước đến nay chúng ta vẫn mặc định móng giò là món ăn tốt nhất cho sữa mẹ, thậm chí có nhiều mẹ cả tháng trời ngày nào cũng phải ăn móng giò vì muốn có nhiều sữa cho con.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc người mẹ ăn món gì không có ý nghĩa bằng việc họ cảm thấy thế nào khi ăn những món đó. Điều này có nghĩa là ăn những món mà người mẹ thích thú, thấy ngon miệng và thoải mái sẽ giúp họ có nhiều sữa cho con bú hơn.


nguyên nhân tắc sữa

Nói riêng về móng giò, trong đó chữa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng chỉ cần ăn khi người mẹ thực sự muốn. Thúc ép họ ăn quá nhiều có thể gây ra cảm giác sợ hãi bữa ăn, lượng mỡ động vật trong móng giò tích tụ quá nhiều cũng khiến người mẹ bị béo phì, sữa mẹ đông chặt lại rồi tắc ứ trong các ống dẫn. Vì vậy nên ăn nhiều móng giò mới trở thành một trong những nguyên nhân tắc sữa.

 

Cho con bú không đúng cữ, thay đổi cữ bú đột ngột


Trẻ sơ sinh không thể bú đúng giờ, chúng có thể bú cả ngày lẫn đêm, miễn là khi nào thấy đói, nhưng nhìn chung cữ bú một ngày dao động trong khoảng 8 – 10 cữ.

Cho con bú đều đặn giúp người mẹ có nhiều sữa hơn, đồng thời “giải thoát” cho lượng sữa ứ đọng trong bầu ngực. Trường hợp người mẹ đột nhiên giảm cữ bú của con (ví thử như khi mẹ phải đi làm, cai sữa cho con), sữa vẫn tiếp tục tiết ra sẽ đông lại, vón cục và gây tắc tia sữa. Để khắc phục vấn đề này, người mẹ có thể dùng máy hút hoặc tay vắt sữa ra khỏi bầu ngực.

Không vắt sữa thừa sau khi cho con bú


Khi cho con bú, người mẹ nên cho bé bú hết một bên bầu ngực, sau đó chuyển sang bên còn lại. Nếu bé bú không hết thì phải dùng tay hoặc máy vắt bỏ sữa thừa. Kể cả bên ngực bé đã bú hết cũng vẫn còn sữa thừa đọng lại, mẹ có thể dùng tay vắt hết ra. Việc này giúp cho sữa không bị đọng lại trong ống dẫn, chúng sẽ không vón cục lại làm tắc đường đi của sữa vào những cữ bú sau. 


Sau khi vắt xong, người mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực một chút để ống dẫn sữa và tuyến sữa được khơi thông, đồng thời tăng khả năng tuần hoàn máu.

Vệ sinh kém là nguyên nhân tắc sữa


Khi em bé bú hoặc người mẹ hút sữa xong, sữa thừa vẫn còn đọng lại ở đầu ngực. Sữa này sau khi tiếp xúc với không khí sẽ bị ôi thiu, xuất hiện mùi chua và vón lại thành cục. Nó làm bít đường thoát ra của những ống dẫn sữa rất nhỏ ở đầu vú, và trở thành một trong những nguyên nhân tắc sữa điển hình.

Vì vậy, sau khi cho con bú hoặc vắt hút sữa, mẹ nhớ dùng khăn xô ướt vệ sinh sạch sẽ, sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn khô nhé.

Tâm lý căng thẳng của người mẹ gây tắc sữa


Mặc dù trên thực tế, tâm lý căng thẳng dễ làm người mẹ bị mất sữa hơn là tắc sữa, nhưng vẫn có một số trường hợp bị tắc sữa vì nguyên nhân này.

Nguyên nhân là do sự căng thẳng trong tâm lý làm ảnh hưởng đến các hormone tiết sữa, ức chế tuyến sữa và làm sữa đông lại thành từng cục. Do đó trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ hãy cố gắng giữ cho tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ.

Những người bị tắc sữa 1 lần rất dễ bị tắc sữa tái phát. Dựa vào những nguyên nhân tắc sữa này, mẹ hãy dự trù cho mình những biện pháp ngăn ngừa tắc sữa quay lại nhé!



Đọc tiếp »